Bài toán sử dụng cấp số nhân

Có một bài toán tính lương như sau:
Bạn Nam sau khi ra trường đi làm hưởng lương là 3 triệu đồng / tháng. Biết rằng, cứ sau 3 năm lương của bạn sẽ được tăng 33% so với trước đó. Vậy hỏi, sau 20 năm đi làm, tổng số tiền bạn Nam có được là bao nhiêu?

Lời giải.
33% = 0,33
Lương 3 triệu / tháng, nghĩa là một năm sẽ thu được $12.3 = 36$ triệu.
Trong kỳ 1: (3 năm đầu tiên), tổng số tiền bạn Nam có sẽ là: $ u_1 = 36.3 = 108$ triệu đồng.
Trong kỳ 2: (3 năm tiếp theo), tổng số tiền là: $u_2 = 108 + 108.0,33 = 108. (1+0,33) = 108.1,33$ triệu đồng.
Trong kỳ 3: (3 năm tiếp theo), tổng số tiền là $u_3 = (108.1,33) + (108.1,33).0,33 = 108.1,33.(1+0,33) = 108.1,33^2$
...
Như vậy, ta thấy ngay $u_1, u_2, u_3, ...$ tạo thành một cấp số nhân với công bội $q=1,33, u_1 = 108$.
Bây giờ, 20 năm tức bằng = 18 năm + 2 năm = 6.3 +2 = 6 kỳ + 2 năm của kỳ 7.
Tất nhiên tổng thu nhập của kì 7, theo công thức số hạng tổng quát của CSN thì sẽ là: $u_7 = u_1. q^6 = 108.1,33^6$, thế thì mỗi năm của kì 7 thu là: $\dfrac{u_7}{3}$, suy ra 2 năm của kì 7 sẽ có tổng số tiền là: $2.\dfrac{u_7}{3}$
Vậy, tổng số tiền Nam có được sau 20 năm là:
\[u_1+u_2+u_3+...+u_6+\frac{2}{3}u_7=\frac{u_1.q^{n-1}}{q-1}+\frac{2}{3}u_7=\frac{108.1,33^5}{3}+\frac{2}{3}.108.10^6\]
---------------------------
Lời bình:
Bài này vẫn có thể áp dụng trong một số bài tập về hàm mũ, lũy thừa ở lớp 12.
Chú ý rằng: Với một số tiền ban đầu là $A$, tăng lũy tiên là $r$ sau $n$ kỳ, thì số tiền sau $n$ kỳ sẽ là: $T=A(1+r)^n$

Comments

Popular posts from this blog

CÂU VẬN DỤNG THỰC TẾ THỂ TÍCH-ĐỀ THI GIỮA KÌ I TRƯỜNG THTH ĐHSP

Nguyên hàm đặc biệt từ một số đạo hàm hàm hợp quen thuộc

Kĩ thuật đổi biến thú vị với nguyên hàm lớp 12